Địa danh Gành Ráng ngày xưa thuộc cửa Thị Nại của Chiêm Thành. Đến đời Lê năm Hồng Đức thứ I (1400) từ đèo Cù Mông trở ra được sáp nhập vào Quảng Nam. Gành Ráng lúc bấy giờ thuộc huyện Tuy Viễn, phủ Hoài Nhơn. Năm Đinh Hợi (1887), cửa Thị Nại được đổi thành Quy Nhơn[[1]]. Năm 1908, tỉnh lỵ Bình Định được chuyển về Quy Nhơn. Gành Ráng thời Pháp đô hộ thuộc thôn An Vân, tổng An Định, phủ Tuy Phước. Trước năm 1975, Gành Ráng thuộc quận Nhơn Bình, thị xã Quy Nhơn; sau đó thuộc phường Quang Trung, thành phố Quy  Nhơn; nay thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn.

Ghềnh Ráng là một bộ phận của núi Xuân Vân, diện tích khoảng 35 ha, nằm trong dãy núi Vũng Chua từ phía Tây ăn ra tận biển; cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 4km về phía Đông Nam. Nơi đây đẹp không chỉ một vùng sơn thủy hữu tình, mà còn bởi truyền thuyết k bí. Với diện tích khoảng 02km2, Ghềnh Ráng như một bức tranh tuyệt mỹ, phong cảnh ngoạn mục, hoang sơ, kỳ vĩ với quần thể sơn thạch chạy uốn lượn theo đường cong eo núi; các khối đá xếp vào nhau tạo tượng Vọng Phu, Hòn Chồng, Voi đá, Sư tử,... Núi đồi hùng vĩ hòa quyện với biển sóng dạt dào, mây nước ẩn hiện thơ mộng tựa cảnh thần tiên, nên mới có tên gọi “Ghềnh Ráng tiên sa”. Đặc biệt còn có một bãi đá tròn rộng hơn 40m2, bề mặt nhẵn bóng, hình dạng giống quả trứng, được đặt tên Bãi Trứng.

Năm 1927, vua Bảo Đại cho xây dựng ngôi nhà nghỉ mát 3 tầng, với các công trình phụ như giếng bơm, bể chứa nưc, hai giếng tắm, nhà tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh thật tiện nghi, có 20 lính canh phục dịch, dân bản địa gọi là lầu Ông Hoàng. Khu nghỉ mát của Bảo Đại bị triệt phá năm 1949, nay chỉ còn một số dấu vết nền móng công trình. Giai thoại trước kia Bãi Trứng i tắm của Nam Phương Hoàng hậu, nên còn có một tên gọi khác là bãi tắm Hoàng Hậu.

Chiến tranh và vô tình - Ghềnh Ráng bị bỏ quên, hoang phế! Năm 1982, ông Võ Xuân Đài[[2]], một công dân địa phương đã tổ chức tháo g bom mìn, làm rẫy trồng cây ăn quả. Khi đã có sản phẩm thu hoạch, nhận thức được vị trí Ghềnh Ráng trong phát triển du lịch, ông đầu tư khai thác và cung ứng trái cây tại vườn cho khách thăm quan vào dịp cuối tuần.

Thắng cảnh Ghềnh Ráng còn nổi tiếng bởi đồi thi nhân, nơi an nghỉ cuối cùng của nhà thơ Hàn Mc Tử. Do mắc bệnh hiểm nghèo, ông phải sống những năm tháng cuối đời trại phong Quy Hòa và qua đời khi mới 28 tuổi. Thi hài ông được an táng tại Quy Hòa (năm 1940). Để thỏa nguyện mong ước của thi sĩ lúc sinh thời, gia đình và thân hữu đã bốc mộ ông, cải táng ở đồi Thi Nhân thuộc thắng cảnh Ghềnh Ráng (năm 1959), càng làm tăng thêm cảm xúc của hồn thơ cho du khách mỗi lần viếng cảnh.

Thắng cảnh Ghềnh Ráng được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia năm 1991, là danh thắng bậc nhất của tỉnh Bình Định, luôn địa chỉ đón nhiều du khách đến thăm quan.

Lầu Ông Hoàng xưa, nay chỉ còn một số dấu vết nền móng công trình.

Phần mộ đầu tiên nơi Hàn Mặc Tử được an táng sau khi mất ở Quy Hòa trước khi được cải táng trên đồi Thi Nhân

Mộ Hàn Mặc Tử được cải táng trên đồi Thi Nhân.

2. Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa

Quy Hòa là một làng Việt cổ được thành lập từ thế kỷ XVIII tr về trước, nay thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn. Trong ký ức những thế hệ trước, cái tên Quy Hòa được nhắc đến với nhiều cảm xúc. Cùng với thôn Quy Hòa, Bệnh viện Phong Quy Hòa được người Pháp xây dựng rất sớm để điều trị những người bị bệnh phong khắp cả nước. Với vẻ đẹp bình yên, vắng lặng hiếm có, năm 1929 một linh mục người Pháp tên là Paul Maheure cùng hơn 30 bệnh nhân phong vượt dãy núi Quy Hòa hoang vu vào đây xây dựng một khu điều trị cho bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproseie de Quy Hoa[[3]]. Theo chủ trương của Nhà nước, ngày 25/6/1976, các nữ tu Phan Sinh chuyển giao Bệnh viện Phong Quy Hòa cho Bộ Y tế điều hànhđổi tên thành Khu Điều trị Phong Quy Hòa. Năm 1999, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hoà chính thức được thành lập.

Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hoà vẫn giữ được kiến trúc hơn 200 ngôi nhà cổ kiu dáng xinh đẹp, phù hợp các gia đình bệnh nhân phong sinh sng. Ngoài nơi khám bệnh và dưng đưng, Quy Hòa còn có một nhà thờ, tháp chuông, sân khấu ngoài tri; có công viên, nơi tiếp khách và khu bán hàng lưu niệm. Quy Hòa có bãi tắm đẹp, nơi nghỉ mát ngắm cảnh thiên nhiên; khu tượng đài và nhà lưu niệm Hàn Mặc T - nơi một thi nhà thơ từng sống, làm thơ, tạo cho người xem một ấn tượng sâu sắc về một tâm hn, một tài năng, một tình yêu dang dở... Đến vi Quy Hòa cảm nhận gần gũi hơn thế giới y khoa. Gần 40 tượng danh y thế gii từ cổ đại phương Tây: Esculape, Hipocrate (460-377);... phương Đông: Hoa Đà (145-208), Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791),… đến các nhà y học hiện đại tìm ra siêu vi khuẩn gây bệnh dại Pasteur (1822-1895), H. Dunant (1828-1910),... Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch của Việt Nam. Mỗi danh tượng có kèm theo tóm tắt tiu sử của từng danh y, thể hiện tình cm trân trọng của những tấm lòng hảo tâm, nhân đạo gom lại cho một kiến trúc y học độc đáo Quy Hòa.

3. Khu Đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa

Khu Đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa là dự án quốc gia, thí điểm xây dựng và phát triển một khu đô thị khoa học đầu tiên của cả nước tại Bình Định mang tầm quốc gia, quốc tế[[4]], tọa lạc tại thung lũng Quy Hòa trên tổng diện tích 292 ha. Dự án có tính chất tạo động lực, cốt lõi sẽ đưa Quy Nhơn trở thành một khu đô thị đa chức năng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; một thành phố khoa học hàng đầu của Việt Nam, nơi giao lưu của các nhà khoa học danh tiếng thế giới.

Toàn cảnh Khu Đô thị Khoa học Quy Hòa

Đề án phát triển Khu Đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa đến năm 2035” được phân thành 4 khu chức năng: Khu Nghiên cứu và phổ biến khoa học (Diện tích 50 ha, dùng để nghiên cứu khoa học, tập trung các ngành phục vụ công nghệ cao và các lĩnh vực ưu tiên khác, phổ biến và giáo dục khoa học cho công chúng. Khu này gồm có ICISE, Khu tổ hợp không gian khoa học, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản quốc tế Quy Nhơn, Khu đào tạo chất lượng cao.); Khu Thung lũng sáng tạo (Diện tích 77 ha, gồm các công viên phần mềm, các công ty sản xuất và cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin trong và ngoài nước, làng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.); Khu Đô thị khoa học (Diện tích 107 ha, gồm khu dân cư và các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu nhà ở cho chuyên gia và người lao động làm việc ở đây.); Khu Thương mại dịch vụ (Diện tích 8 ha, xây dựng các công trình thương mại và dịch vụ cho các nhu cầu của cư dân thuộc khu đô thị).

4. Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành - International Centre for Interdisciplinary Science and Education (ICISE)[[5]]

Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam do Giáo sư Trần Thanh Vân - Chủ tịch của hai tổ chức khoa học Gặp gỡ Moriond (từ 1966) và Gặp gỡ Blois (từ 1989) sáng lập, nhằm hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và giáo dục. Năm 2008, cùng với sự ủng hộ của Chính phủ và sự hỗ trợ nhiệt huyết của lãnh đạo địa phương, thung lũng Quy Hòa thuộc phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được lựa chọn làm nơi tọa lạc của Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành - International Centre for Interdisciplinary Science and Education (ICISE). ICISE được khánh thành, đi vào hoạt động từ ngày 12/8/2013.

ICISE là nơi phát triển khoa học và giáo dục, giúp sinh viên và các nhà khoa học trẻ Việt Nam hội nhập vào cộng đồng khoa học quốc tế, nâng cao trình độ hiểu biết thông qua việc tham dự các cuộc gặp gỡ và chia sẻ ý tưởng với các đồng nghiệp quốc tế có trình độ cao. Không chỉ điểm đến của các nhà khoa học và là điểm sáng của Việt Nam, ICISE còn là địa chỉ của cả khu vực Đông Nam Á, nâng cao vị thế và hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

5. Trung tâm Khám phá khoa học

Dự án “Tổ hợp không gian khoa học”[[6]] là tiền thân của Trung tâm Khám phá khoa học ngày nay, được khởi công vào tháng 9/2015, đang tọa lạc tại số 10, Đại lộ khoa học (còn gọi là khu Đô thị Khoa học và Giáo dục Quy Hòa). Trung tâm là một tiểu phần trong chương trình phát triển du lịch khoa học của tỉnh Bình Định; là điểm đến đầu tiên ở Việt Nam để công chúng có thể tự do vui chơi và khám phá khoa học. Trung tâm Khám phá khoa học bao gồm các tiểu phần: Nhà mô hình vũ trụ; Bảo tàng khoa học; Khu khám phá Vật lý học; Khu khám phá Toán học; Khu khám phá Khoa học sự sống; Khu khám phá Hóa học; Khu khám phá Thiên văn học; Khu khám phá về khoa học môi trường;… Ngoài ra, Trung tâm Khám phá khoa học còn có một không gian rộng và thân thiện với sảnh cà phê, góc đọc sách, thư viện khoa học cộng đồng và bán hàng lưu niệm dành cho khách tham quan.


[[1]]    Quy Nhơn lúc bấy giờ là một thị trấn của tỉnh Bình Định, còn tỉnh Bình Định được đặt ở phường Bình Định hiện nay.

[[2]]    Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Quang Trung, khóa IV, nhiệm kỳ 1982-1984.

[[3]]   Theo “Cộng Đoàn Thánh Phanxicô Quy Hòa” (Bệnh viện Phong Quy Hòa); Trích Lược sử Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ VN. của L.m Antôn Trần Phổ, Dòng Phan Sinh và Nữ tu Ma-đê-la-na Nguyễn Thị Triệu, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, được sự ủng hộ của Đức cha Grangeon, Giám mục Đại diện Tông tòa giáo phận Quy Nhơn và chính quyền đương thời, cha Paul Maheu thuộc hội Thừa Sai Paris cùng với bác sỹ Lê Moine, Giám đốc Bệnh viện Quy Nhơn thành lập trại Phong Quy Hòa vào năm 1929.

[[4]] Theo https://quynhonhomes.vn/

[[5]] Theo https://www.icisequynhon.com/

[[6]] Theo https://quynhonhomes.vn/