Địa hình:

Phường Quang Trung[[1]] nằm phía Tây Nam nội thành Quy Nhơn, Đông và Đông Nam giáp biển và xãXuân Hải (Sông Cầu, Phú Yên), Tây và Tây Bc giáp phường Nhơn Phú, Bắc và Đông Bc giáp phường Ngô Mây Nam giáp núi Vũng Chua. Tuy là phường nội thành, nhưng địa hình tương đối đa dạng. Ngoài khu vực đất đai bằng phng ở các trục đường chính, vùng đất nông nghiệp để trồng trọt ở phía Tây và Tây Bắc, địa phương còn có các dãy núi bao quanh: núi Bà Hỏa phía Tây Bắc, núi Vũng Chua phía Tây Nam, cùng với hệ thống núi Xuân Vân ở phía Đông. Diện tích đất nông nghiệp và đồi núi của phường Quang Trung trước kia khá lớn, thuận lợi cho việc trồng các loại rau màu và cây ăn quả; bờ biển cũng khá dài, tmũi Bãi Bàng, Bãi Rạng (xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ngày nay) đến Bãi Xép, Quy Hòa, núi Xuân Vân (phường Ghềnh Ráng ngày nay), thuận lợi cho việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản ven bờ.


[[1]] Đây là phường Quang Trung trước khi chia tách làm 3 phường: Quang Trung, Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ.

 

Khí hậu:

Phường Ghềnh Ráng nói riêng và thành phố Quy Nhơn nói chung nằm trong vùng khí hậu nhit đới gió mùa, do ảnh hưởng trực tiếp không khí từ biển vào nên khí hậu điều hòa dễ chịu. Một năm có 2 mùa, mùa nắng kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm hơn 85% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,7°C, nhit độ lúc tối đa lên đến 39,9°C và thấp nhất là 15°C. Tổng s ngày mưa hàng năm khoảng 36,5 ngày, còn lại là ngày nắng và hầu như nắng quanh năm. Lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng 1.700mm. Phường Ghềnh Ráng cũng nằm trong vùng chịu ảnh hưởng từ các cơn bão biển Đông đổ vào, nhiều nhất là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Tài nguyên thiên nhiên:

Ghềnh Ráng là một bộ phận của núi Xuân Vân, diện tích khoảng 35 ha, nằm trong dãy núi Vũng Chua từ phía Tây ăn ra tận biển; cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 4km về phía Đông Nam. Nơi đây đẹp không chỉ một vùng sơn thủy hữu tình, mà còn bởi truyền thuyết k bí. Với diện tích khoảng 02km2, Ghềnh Ráng như một bức tranh tuyệt mỹ, phong cảnh ngoạn mục, hoang sơ, kỳ vĩ với quần thể sơn thạch chạy uốn lượn theo đường cong eo núi; các khối đá xếp vào nhau tạo tượng Vọng Phu, Hòn Chồng, Voi đá, Sư tử,... Núi đồi hùng vĩ hòa quyện với biển sóng dạt dào, mây nước ẩn hiện thơ mộng tựa cảnh thần tiên, nên mới có tên gọi “Ghềnh Ráng tiên sa”. Đặc biệt còn có một bãi đá tròn rộng hơn 40m2, bề mặt nhẵn bóng, hình dạng giống quả trứng, được đặt tên Bãi Trứng.