Trong tiến trình khai hoang lập làng ở Quy Nhơn, cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa và chính sách tư hữu ruộng đất cho dân khai phá nên sở hữu tư nhân về ruộng đất thời kỳ này là chủ yếu[[1]]. Danh bạ Gia Long năm 1815 thể hiện sở hữu tư nhân ruộng đất tiêu biểu là các thôn sau đây:

Tên thôn

Tổng số diện tích

Công điền

Tư điền

Quy Hòa

115m 1s 4th 3t2

0

115m 1s 4th 3t2

Xuân Vân

125m 1s 13th 9t8.3

0

125m 1s 13th 9t8.3

 Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, các thôn Quy Hòa, Xuân Vân, Xuân Quang thuộc vùng nông thôn vừa giáp núi vừa giáp biển, diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 200 ha, dân số khoảng 2.000 người. Nhân dân các thôn trưc đây sống rải rác ở phía Đông, cònphía Tây thì “mênh mông động cát, bát ngát rừng dương”[[2]]. Dù nằm trong vùng nội th nhưng cư dân đa số là nông dân, ngư dân chuyên làm ruộng, trồng hoa màu, chăn nuôi, khai thác lâm sản và đánh bắt thủy hải sản, đời sống vất vả, khó khăn. Các thôn Xuân Quang, Quy Hòa là vùng chuyên cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp cho các địa phương khác thuộc Quy Nhơn.

 

[[1]]Lịch sử thành phố Quy Nhơn, Bán Nguyệt san Xưa và Nay, Sđd, tr.161-162.

[[2]]     Động cát: gò, cồn cát thấp do gió tạo nên chạy dọc theo bờ biển. Ớ vùng động cát, dưới hàng dương có những hộ dân sống rải rác làm nghề tự do lập thành xóm gọi là xóm động”.