Ủy ban nhân dân phường Ghềnh Ráng đã ban hành kế hoạch số 35/KH-UBND về công tác triển khai Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn phường Ghềnh Ráng
Ngày 05/03/2025, Ủy ban nhân dân phường Ghềnh Ráng đã ban hành kế hoạch số 35/KH-UBND về công tác triển khai Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn phường Ghềnh Ráng
Trong năm 2024, công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn phường được triển khai đồng bộ, hiệu quả và đạt kết quả tốt, đặc biệt là công tác tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm, vaccine Lở mồm long móng (LMLM) trâu, bò, vaccine Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP), vaccine Viêm da nổi cục (VDNC) trâu, bò… Vì vậy, các loại dịch bệnh nguy hiểm như: Dịch tả lợn Châu phi, Lở mồm long móng, heo tai xanh, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục …, được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, các dịch bệnh thủy sản cũng được kiểm soát tốt nên không phát sinh dịch bệnh.
Để chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững. UBND phường Ghềnh Ráng ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn phường như sau:
1. Tổ chức tiêm phòng vaccine LMLM cho đàn trâu, bò trên địa bàn phường (theo kế hoạch của thành phố).
- Thời gian: Tổ chức 02 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn trâu, bò.
+ Đợt 1: Tổ chức từ ngày 30/3/2025 đến ngày 30/4/2025.
+ Đợt 2: Tổ chức từ ngày 30/9/2025 đến ngày 30/10/2025.
b) Loại vaccine, đối tượng và phạm vi tiêm phòng:
- Loại vaccine, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vaccine theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.
- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn trâu, bò thuộc diện tiêm, đảm bảo đạt tỷ lệ từ 80% tổng đàn trở lên.
2. Tổ chức tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm cho đàn gà, vịt trên địa bàn phường (theo kế hoạch của thành phố).
- Thời gian: Tổ chức 02 đợt tiêm phòng đại trà, khép kín cho đàn vật nuôi.
+ Đợt 1: Tổ chức từ nay đến ngày 30/6/2025.
+ Đợt 2: Tổ chức từ 01/7/2025 đến ngày 31/12/2025.
b) Loại vaccine, đối tượng và phạm vi tiêm phòng:
- Loại vaccine, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vaccine theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.
- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng trên địa bàn phường, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng từ 80% trở lên. Duy trì tiêm phòng bổ sung cho gia cầm nuôi mới, tái đàn, đảm bảo đủ liều, đủ mũi theo quy định.
3. Đối với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò
a) Thời gian tiêm phòng
Tổ chức tiêm 01 đợt đại trà, từ ngày 10/5/2025 đến ngày 30/6/2025 cho đối tượng trâu, bò thuộc diện tiêm. Đồng thời, duy trì tiêm phòng bổ sung khép kín (từ nay đến ngày 31/12/2025) cho số bê, nghé mới sinh đến kỳ tiêm phòng và số trâu, bò chưa được tiêm phòng hoặc hết thời gian miễn dịch; đảm bảo tiêm 01 lần/con/năm.
b) Loại vaccine, đối tượng và phạm vi tiêm phòng:
- Loại vaccine, đối tượng tiêm phòng, liều lượng và cách sử dụng, bảo quản vaccine theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.
- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn trâu, bò thuộc diện tiêm phòng, phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng đạt 80% diện tiêm trở lên.
4. Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
a) Chăn nuôi lợn an toàn sinh học:
- Hướng dẫn hộ, cơ sở chăn nuôi lợn kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương theo Văn bản số 250/UBND-KT ngày 20/01/2025 của UBND thành phố về việc triển khai công tác thống kê, kê khai hoạt động chăn nuôi, kiểm tra điều kiện chăn nuôi trên địa bàn thành phố.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các cơ sở, hộ chăn nuôi chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, tiêu độc sát trùng; đầu tư, nâng cấp chuồng trại, công nghệ chăn nuôi, bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
b) Triển khai tiêm phòng vaccine
- Hộ, cơ sở chăn nuôi phải đảm bảo an toàn sinh học; chủ cơ sở khai báo với nhân viên thú y phường biết để hướng dẫn và theo dõi, giám sát trong quá trình tiêm phòng; đồng thời, nhân viên thú y báo cáo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố theo dõi, tư vấn kỹ thuật.
- Đối tượng, liều lượng, quy trình tiêm phòng thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Không được tiêm cho lợn hậu bị, lợn nái và đực giống, lợn có thể trạng yếu, đang sốt, bị bệnh mãn tính và phát triển không bình thường. Khuyến cáo người chăn nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho lợn trước và sau khi tiêm vaccine. Trường hợp phát hiện đàn lợn có biểu hiện bất thường sau tiêm phòng, báo cáo ngay cho nhân viên thú y phường để phối hợp, hướng dẫn xử lý. Trước mắt, kinh phí mua vaccine tiêm phòng do người chăn nuôi chi trả.
5. Đối với bệnh Dại chó, mèo
a) Quản lý chó nuôi: Thực hiện theo Văn bản số 24/KH-UBND ngày 17/02/2025 của UBND phường về việc tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn phường với các nội dung như sau:
- Chủ vật nuôi chấp hành đăng ký việc nuôi chó, mèo với Khu phố trưởng, cán bộ thú y, UBND phường; cam kết xích, nhốt hoặc nuôi giữ chó trong khuôn viên của gia đình; chó, mèo khi đưa ra nơi công cộng, đông người phải xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người và đảm bảo vệ sinh môi trường; chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh Dại; nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
- UBND phường lập sổ quản lý chó nuôi; lập bản cam kết quy định nuôi chó với chủ vật nuôi và định kỳ kiểm tra cập nhật thông tin về tình hình đàn chó, tỷ lệ tiêm phòng vaccine dại. Duy trì hoạt động bắt chó thả rông. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vaccine Dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật.
b) Tiêm phòng vaccine Dại cho đàn chó, mèo
- Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Chó, mèo.
- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính cho đàn chó, mèo từ 01/3/2025 - 15/3/2025. Đồng thời, hàng tháng tiếp tục triển khai tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh đến kỳ tiêm phòng hoặc chó, mèo nuôi đã hết miễn dịch bảo hộ.
- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng từ 70% trở lên.
c) Điều tra, xác minh và xử lý dịch bệnh trên đàn chó, mèo: Thực hiện theo quy định tại Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 15/4/2024 của UBND thành phố về Phòng, chống bệnh Dại ở người trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2024.
6. Đối với các bệnh truyền nhiễm khác
Người chăn nuôi chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đảm bảo đủ liều, đủ mũi như: Vaccine Tụ huyết trùng trâu, bò; các bệnh đỏ, E.coli, … trên lợn; Dịch tả vịt; Newcastle, Gumboro, … trên gia cầm.
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG GHỀNH RÁNG